13. THẦY CÔ GIÁO LÀM THẾ NÀO ĐỂ TUỲ THEO NĂNG LỰC MÀ DẠY?
Khi tôi học tiểu học, thành tích không tốt lắm. Lên lớp bốn, thành tích vẫn là tiến tiến lui lui. Khi lên lớp năm, tôi được sắp xếp đến lớp học của Thầy giáo Diêu, mẹ tôi cũng dạy học ở trường của tôi, thầy giáo đã hỏi mẹ:
– Phải dạy đứa con này của chị như thế nào?
Mẹ tôi nghĩ ngợi một lúc rồi nói:
– Con tôi không thích học, nhưng lại rất thích sĩ diện.
Sĩ diện có tốt hay không? Không tốt, nhưng có thể thuận theo tình thế mà làm. Thầy giáo nghe rồi thì gật gật đầu:
– Được, tôi biết rồi!
Đến ngày xếp lớp, tất cả học sinh lớp bốn ở giữa sân trường, mười hai vị thầy giáo đứng ở một bên sân trường, sau đó bắt đầu đọc tên xếp lớp, tôi được đến lớp thứ 7 của khối lớp 5.
Khi xếp hàng ngay ngắn đi về đến lớp học thì Thầy Diêu nói:
– Thái Lễ Húc, em cùng hai bạn học nữa cùng đi lấy chổi.
Học trò nhỏ được Thầy giáo gọi đến đều rất vui, có thể vì thầy giáo phục vụ, đã nhanh chóng chạy đi lấy chổi về. Tiếp đó, Thầy giáo lại nói:
– Thái Lễ Húc, dẫn theo năm bạn học nữa đi bê sách.
Chúng tôi lại nhanh chóng đi nhận sách mới. Tất cả việc được giao trước đó đều làm tốt cả, sau đó Thầy giáo lại nói:
– Chúng ta cùng bầu ra lớp trưởng, thầy đề cử bạn Thái Lễ Húc, các em có ai khác đề cử không?
Kết quả bầu chọn thế nào? Bởi vì các bạn trong lớp đều không biết gì về nhau, mà tên của tôi lại được thầy giáo gọi đến mấy lần, đương nhiên tôi thuận lợi được làm lớp trưởng. Ở ngay trong tâm trí của học sinh tiểu học, lớp trưởng được khắc hoạ với danh hiệu cao thế nào? Phẩm đức và học tập đều xuất sắc. Cho nên, thành tích học tập của tôi phải tốt thì mới giữ được mặt mũi. Thầy giáo không phí chút công sức nào, cũng không kêu tôi phải dụng công, từ đó về sau thì tên tôi không ở ngoài TOP 3. Xác thật, dạy dỗ trẻ nhỏ phải tuỳ theo năng lực mà dạy, dùng phương pháp thật khéo léo để thành tựu cho học sinh. Cách làm này của thầy giáo đã giúp cho tôi không phải vì việc học mà khiến cho cha mẹ lo lắng.