5. VÌ SAO NÊN ĐỂ CON TRẺ HỌC TẬP VĂN NGÔN VĂN
Văn ngôn văn là chìa khoá vàng để mở ra trí huệ của Thánh Hiền
Trước đây tôi học môn ngữ văn không được tốt, Văn ngôn văn xem được tương đối ít. Có một lần xem thấy Sư Trưởng giảng bài trên truyền hình có nói đến, vì sao bốn nền văn minh cổ đại hiện nay chỉ còn lại nền văn minh của chúng ta? Có phải là Tổ tiên xưa của bốn nền văn minh cổ đại đứng trước Thần minh để rút thăm, ai rút trúng thì sẽ không bị diệt vong hay không? Đương nhiên là không phải! Văn hoá truyền thống kéo dài liên tục mấy nghìn năm không gián đoạn, tuyệt đối không phải là ngẫu nhiên! Điều này đã chứng minh rằng Tổ tiên xưa của chúng ta nhất định có trí huệ hơn người, bởi vì Tổ tiên xưa biết rõ nếu nếu không tách rời ngôn ngữ và văn tự thì một trăm năm sau, hai trăm năm sau, ngôn ngữ của con người thay đổi rồi thì những văn chương đã viết cũng sẽ bất đồng. Thời gian càng dài, một nghìn năm sau, hai nghìn năm sau, ngôn ngữ biến đổi sẽ càng lớn hơn, nếu lúc này văn tự và ngôn ngữ không giống nhau thì người đời sau xem văn chương của đời trước sẽ không hiểu.
Tôi có một người bạn rời xa quê hương hai mươi năm. Sau khi trở về, khi trò chuyện với người thân bạn bè đã xuất hiện một số chướng ngại trong lời nói, cũng phải giải thích một chút mới nghe hiểu. Cho nên, nếu việc viết văn chương và lời nói giống nhau thì hai mươi năm có một thay đổi nhỏ, hai trăm năm sẽ có một biến đổi lớn, hai nghìn năm sau thì con người xem không hiểu được văn chương đã viết của người hai nghìn năm trước. Tổ tiên xưa biết rõ được điểm này nên đã tách rời lời nói và chữ viết, không luận ngôn ngữ có thay đổi như thế nào, viết văn chương vẫn sử dụng văn ngôn văn. Chỉ cần chúng ta biết văn ngôn văn thì có thể bước vào biển trí huệ của mấy nghìn năm trước, lãnh thọ được sự dạy dỗ của Thánh Hiền. Chúng ta học văn ngôn văn thì có thể thâm nhập “Luận ngữ”, “Mạnh Tử”, cũng như con người chúng ta mấy nghìn năm sau có thể trực tiếp thọ giáo với Khổng Phu Tử, Mạnh Phu Tử mà không có chướng ngại. Cho nên việc thiết lập nên Văn ngôn văn chính là ân trạch lớn nhất của Tổ Tiên xưa để cho con cháu đời sau.
Chúng tôi nghe Sư Trưởng nói rõ những điều này, nội tâm rất xấu hổ. Bình thường người khác bưng một ly nước cho chúng ta uống, chúng ta đều cảm ơn, nhưng ân trạch của Tổ tiên xưa lớn như vậy mà lại nhắm mắt làm ngơ, còn vứt giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền sang một bên, trong lòng tôi vô cùng xấu hổ, chẳng thể ngăn nổi dòng lệ rơi. “Biết xấu hổ là gần với dũng khí” [1], tôi lại càng thêm trân quý những ân trạch của Tổ tiên xưa, từ lúc đó thì tôi bắt đầu đọc tụng Văn ngôn văn. Nói ra cũng kì lạ, từ đó về sau, khi tôi vừa mở văn chương bằng Văn ngôn văn ra, không những cảm thấy việc học tập không khó khăn, mà còn cảm thấy đặc biệt thân thiết, từ trong đó cũng có thể lĩnh hội được chân tướng vũ trụ nhân sinh của “hết thảy pháp từ tâm tưởng sinh“. Tại sao trước đây nhìn thấy chướng ngại của văn ngôn văn quá lớn? Bởi vì cảm thấy nó rất là khó nên tâm của chính mình làm chướng ngại chính mình; bây giờ chuyển được ý niệm rồi, không bài xích nữa, thậm chí là trân quý, cảm ân thì những chướng ngại đó tự nhiên được phá trừ.
Đọc thuộc lòng là phương pháp tốt để học tập Văn Ngôn Văn
Sư Trưởng hướng dẫn chúng ta: chỉ cần có thể thuộc được 50 bài Văn Ngôn Văn thì có thể xem Văn Ngôn Văn; có thể thuộc 100 bài văn ngôn văn, sẽ có thể viết được văn ngôn văn. Chúng ta thuộc được mấy bài Văn ngôn văn rồi? “Đệ Tử Quy” có thể coi là sáu (6) bài Văn ngôn văn, “Nhập tắc Hiếu, Xuất tắc Đệ, Cẩn, Tín, Ái Chúng Thân Nhân, Dư Lực Học Văn“. Tiếp theo có thể thuộc “Hiếu Kinh“, “Đại Học“, “Trung Dung“, “Luận Ngữ“, Tứ Thư là cương lĩnh của Văn Hoá Truyền Thống, là nền móng căn bản nhất. Sư Trưởng cũng mong mỏi chúng ta một tuần thuộc được 300 từ, một năm có thể thuộc bao nhiêu? Khoảng 50 bài Văn Ngôn Văn, lúc đó năng lực Văn Ngôn Văn của chúng ta sẽ nâng cao được tương đối nhanh, chỉ cần có quyết tâm, nhất định có thể làm được.
[1] Tri sỉ cận hồ dũng 「知恥近乎勇」