CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ

13. CON CÁI BẤT HIẾU VỚI CHA MẸ THÌ PHẢI LÀM SAO?

Cha mẹ phải lấy thân làm gương để dạy Hiếu

Phương pháp giáo dục tâm Hiếu cho con cái hữu hiệu nhất và ít tốn sức nhất chính là cha mẹ phải lấy thân làm gương. Có một cô giáo sau khi học tập xong “Đệ Tử Quy”, cô sâu sắc thể hội được rằng học rồi thì nên phải thực hiện, nhưng cô ấy cảm thấy Hiếu đạo của chính mình còn có một khoảng cách, cho nên nên cô nói rằng bản thân nhất định phải bắt đầu nỗ lực thực hành Hiếu đạo. Vào kì nghỉ quốc tế lao động 1/5, cũng đúng vào dịp sinh nhật của cô. Hôm đó, ở nhà bà ngoại của cô, cô sắp xếp ba cái ghế, thỉnh mời bà ngoại ngồi, thỉnh mời cha ngồi, thỉnh mời mẹ ngồi. Sau đó cô đối trước cha mẹ mà nói:

– Con đã ba mươi lăm tuổi rồi, ba mươi lăm năm qua, con đã làm một số việc có lỗi, làm cho cha mẹ khổ tâm không ít. Bây giờ con đã được học giáo huấn của Thánh Hiền, sau này con nhất định sẽ tận tâm tận lực làm một đứa con gái hiếu thuận, hôm nay là sinh nhật của con, cũng là ngày mà mẹ con chịu nạn, cho nên con muốn hành lễ ba quỳ chín khấu đầu với mẹ con.

Sau khi nói xong thì cô đã lạy xuống. Cái lạy đầu tiên xuống, nước mắt của mẹ cô đã rơi xuống; cái lạy thứ hai, đứa con trai của cô đứng ở bên nhìn thấy, đã không tự chủ được nên đứng ở bên cạnh bố bắt đầu đấm bóp cho bố. Cô giáo này không nói với con cái một lời nào, nhưng đứa bé nhìn thấy mẹ mình ở đó hành hiếu đạo, sức mạnh của đức hạnh này vô hình trung làm cho nó bị chấn động rất lớn, cho nên nó đã không tự chủ được mà đã bắt đầu thực hành hiếu đạo.

Lúc về nhà, vừa vào cửa đứa bé này đã nói với cha mẹ rằng: “Năm sau sinh nhật của con, con cũng muốn lễ lạy bố mẹ.” Cho nên, phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất, ít tốn sức nhất là “lấy thân làm gương”, chúng ta ở nhà phải tận tâm tận lực chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, làm ra một tấm gương tốt cho con cái xem. Do đó, sau này khi lấy trái cây ra thì trước hết nên mời ai ăn? Nhất định trước hết mời cha mẹ, đây là thứ tự không được làm sai nữa, vừa sai lại sai nữa sẽ rất khó sửa lại cho đúng.

Cha mẹ và thầy cô hợp tác dạy hiếu

Dạy Hiếu nhất định phải “thân sư hợp tác“, chính là cha mẹ phải phối hợp mật thiết với thầy cô giáo. “Đệ Tử Quy” có nói: “Sáng phải thăm, tối phải viếng, có đứa trẻ sau khi học xong ở trường mẫu giáo, sáng sớm hôm sau nói với cha mẹ:

– Thưa ba, thưa mẹ, chào ba mẹ buổi sáng, đêm qua ba mẹ ngủ có ngon không ạ?

Cha mẹ nói nghe thấy rồi, trong lòng vô cùng dễ chịu.

Khi ở trên lớp, chúng tôi thường hay hỏi các bạn nhỏ:

– Tuần này các con làm được những việc thiện nào, những việc hiếu thảo nào?

Các con nói: con giúp mẹ rửa bát, giúp mẹ rửa chân, nêu ra rất nhiều ví dụ mà chúng đã thực hành Hiếu đạo.

Có một đứa bé mới hai, ba tuổi, nó học xong về đến nhà, đã chạy vào phòng tắm, mẹ của nó biết nó nhất định sẽ đi tìm chậu để đựng nước rửa chân, cho nên nhanh chóng giấu cái chậu đi. Người mẹ này tại sao lại làm như vậy? Trong tâm cô ấy nghĩ, một khi chậu nước này bị con làm đổ ra thì mình sẽ mệt chết mất, cho nên nhanh chóng giấu cái chậu đi. Sau này cô ấy nói với tôi sự việc này, tôi nói rằng cô làm vậy là không đúng rồi, bởi vì cô chưa thành toàn cho tâm hiếu của con. Con cái bưng nước rửa chân thì khi người mẹ rửa chân thì cũng rất hoan hỉ, lúc này phải nên cho con sự khẳng định và khích lệ thì tâm hiếu của nó sẽ có thể dưỡng được chắc chắn. Nếu bây giờ không để cho nó bưng nước rửa chân cho cô, tâm hiếu của nó sẽ không có cách gì được bồi dưỡng. Tâm thiện của con người giống như mầm cây nhỏ, bạn ngày ngày chăm sóc tưới tắm cho nó thì nó sẽ dần dần nẩy nở lớn lên.

Người mẹ này nói:

– Nó làm đổ nước thì phải làm sao?

Tôi nói:

– Làm đổ nước càng tốt!

Cô ấy nghe rồi ngẩn người ra, sao lại có đạo lý làm đổ nước ra càng tốt! Khi nó làm đổ nước thì cô nói với nó:

– Tiểu Minh, mẹ có thể cảm nhận tấm lòng hiếu thảo của con đối với mẹ, nhưng mà bưng nước thì phải có phương pháp, con có biết vì sao hôm nay con làm đổ nước không? Chính là tay của con không đặt cân bằng hai bên, cho nên lần sau con bưng nước phải nên chú ý chỗ này nhé.

Như vậy con trẻ sẽ học được làm người, đồng thời lại học được làm việc. Rất nhiều người mẹ cứ sợ con mình phạm lỗi, thật ra khi trẻ nhỏ phạm lỗi thì thường đó chính là thời cơ tốt nhất để dạy dỗ chúng, hướng dẫn cho chúng cách làm người làm việc chính xác, cho nên thái độ và độ nhạy cảm của người mẹ khi giáo dục con cái là rất quan trọng.

Có một người mẹ rất có trí huệ, con bưng nước rửa chân rửa chân cho mẹ, cô rất là hoan hỉ, cô điều chỉnh nhiệt độ của bình nước nóng xuống thấp nhất để cho đứa bé bưng nước được một tuần, cho nên cô đã ngâm chân trong nước lạnh suốt một tuần. Sau khi trải qua một tuần rồi, năng lực bưng nước của đứa bé đã hình thành thì cô mới dần dần điều chỉnh nhiệt độ lên cao. Cho nên nhất định phụ huynh phải phối hợp với thầy cô giáo để dạy dỗ thì mới có thể thành tựu hiếu hạnh của con cái. Chúng tôi còn phải yêu cầu phụ huynh đồng hành cùng con trẻ trên lớp, trẻ nhỏ ngồi phía trước, tất cả phụ huynh ngồi một hàng ở phía sau, nhìn thấy trẻ nhỏ hôm nay học những việc hiếu thảo gì, về nhà có thực hiện hay không, thầy cô giáo và phụ huynh phối hợp như vậy, thiện hạnh của trẻ rất nhanh chóng mà dưỡng thành.

Có một lần khi kết thúc kỳ nghỉ hè, có một vị phụ huynh gọi điện thoại đến cho thầy giáo nói:

– Xin cảm ơn sự dạy dỗ của thầy giáo, con gái của tôi trong suốt thời gian nghỉ hè tiến bộ đặc biệt nhiều.

Câu nói này có ý nghĩa sâu xa, khi nào thì hầu hết trẻ nhỏ bị thoái lui mạnh nhất? Chính là lúc nghỉ hè. Một kỳ nghỉ hè kéo dài hai tháng, thầy cô giáo cũng cảm thấy vừa nghỉ hè xong, những đứa trẻ này giống như con ngựa hoang mất dây cương phải kéo trở lại, thầy cô giáo cũng phải chỉnh đốn một trận mới có thể khôi phục được trạng thái trước đây, kết quả vị phụ huynh này tự nhiên đã nói con cái tiến bộ rất nhiều. Phụ huynh tiếp tục nói ví dụ, có một ngày tôi mệt quá nên nằm xuống không đắp chăn mà đã ngủ thiếp đi, khi tôi tỉnh dậy, chăn mền đã đắp lên trên người rồi, hoá ra là con tôi đã giúp tôi đắp. Sau khi thức dậy vừa đi ra khỏi phòng đã ngửi thấy mùi thơm của mì, tôi còn tưởng là chồng tôi về nhà nấu mì, sau đó đã hỏi con tôi:

– Có phải là ba con về rồi không?

Con tôi nói:

– Dạ ba vẫn chưa về.

Tôi lại hỏi:

– Thế vì sao lại có mì?

Con gái nói:

– Là con nấu ạ.

Tôi rất kinh ngạc mà nói:

– Con từ trước tới giờ chưa từng nấu mì, vì sao con biết nấu mì?

Con gái nói:

– Con thường hay nhìn thấy mẹ múc bên này một chút, múc bên kia một chút, cho nên hôm nay con cũng thử nấu xem, con muốn tận tâm hiếu thảo ạ.

Bát mì này ăn có ngon không? Bát mì này là do tấm lòng hiếu thảo làm ra, nhất định đặc biệt ngon!

Bé gái này hình thành được loại thái độ làm người làm việc quan trọng nào? Là tâm hiếu. Tâm hiếu của trẻ nhỏ vừa mở ra thì sẽ thường hay tự giác giúp cha mẹ làm việc, hơn nữa năng lực làm việc việc của trẻ nhỏ không ngừng nâng cao và phát triển. Cho nên, thầy cô giáo dạy hiếu thì phụ huynh nhất định phải phối hợp mật thiết. Tất cả thầy cô giáo chúng tôi, những người đang thúc đẩy đọc kinh điển, đều có một thể hội rất sâu sắc: Trẻ nhỏ có phẩm đức thì thành tích học tập của chúng nhất định rất tốt, hơn nữa thái độ học tập cũng nhất định là rất tự giác, rất chủ động, rất nghiêm túc, tuyệt đối không phải để cha mẹ ở bên cạnh thúc giục. Có một lớp học, thành tích vốn dĩ là đứng đầu từ dưới lên (đội sổ) ở toàn trường. Nhưng từ khi thầy giáo bắt đầu dạy học trò học tập “Đệ Tử Quy“, không đến thời gian một năm, lớp này được xếp vào tốp đầu của trường, hiệu trưởng của họ quá kinh ngạc, mời chúng tôi đến diễn giảng cho thầy cô giáo toàn trường. Gốc rễ của phẩm đức nằm ở Hiếu đạo, làm cha mẹ nhất định phải có lòng tin, phải phối hợp thật tốt với thầy cô giáo, cùng nhau dạy dỗ hiếu hạnh cho con trẻ.

Dạy hiếu cũng cần Vợ Chồng cùng phối phợp

Rất nhiều phụ huynh nói:

– Thầy cô ở trường đó cũng không dạy Hiếu thì phải làm sao?

Đừng chờ đợi! Hãy từ gia đình, từ bản thân mà bắt đầu thực hiện tâm hiếu. Giữa vợ chồng có thể phối hợp với nhau thì con cái sẽ rất dễ trưởng dưỡng tâm hiếu. Ví dụ như người chồng nói với con:

– Con trai, con không thể không hiếu thuận với mẹ của con! Lúc mẹ con mang thai con thì nôn oẹ muốn chết, ngay cả cơm cũng không ăn nổi. Lúc mang bầu như vác cả gánh nặng, con xem con cân nặng bao nhiêu, mẹ con mỗi ngày không kêu ca phàn nàn, rồi còn phải đi làm nữa chứ. Lúc sinh con thì có bao nhiêu là gian khổ, khi sinh con ra, còn phải chăm sóc con từng li từng tí. Một lần nọ, lúc con bị bệnh, mẹ con hai, ba ngày gần như không ngủ.

Bạn nói với con cái tình hình chân thực như vậy thì tâm biết ơn đó của con sẽ sinh khởi, biết ơn thì mới có thể báo ơn, con cái sẽ lĩnh hội được ân đức của mẹ mình.

Mà người làm vợ thì phải nói với con từng li từng tí cống hiến của người người cha đối với con từ nhỏ thì con mới có thể tiếp nhận được ân đức của người cha, cho nên vợ chồng phối hợp là rất quan trọng. Hiện nay rất nhiều người mẹ gần như không nói ân đức của người cha với con cái, còn nói xấu cha ở trước mặt con cái, vừa nói như thế thì trẻ nhỏ đối với người cha sẽ rất khó mà khởi được tâm cung kính nữa. Người làm cha mà ngay cả con cái cũng coi thường họ thì rất dễ tự cam chịu đoạ lạc. Do đó, người làm mẹ, người làm vợ, lời nói phải đặc biệt cẩn thận, không được nêu ra lỗi lầm của chồng mình, trái lại phải khen ngợi những ưu điểm của chồng, khen ngợi sự chăm sóc của chồng đối với con cái. Người chồng vừa nghe thấy sẽ cảm động, cũng sẽ tận tâm tận lực phối hợp với vợ, lấy thân làm gương mà giáo dục con cái thực hành Hiếu đạo.


MỤC LỤC TOÀN SÁCH

CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ