12. CON TRẺ KHÔNG THÍCH NGHE Ý KIẾN PHẢN DIỆN THÌ PHẢI LÀM SAO?
Khen ngợi trẻ nhỏ là một môn học vấn
Có đứa bé bị hỏng đôi dép một chút, mẹ của em liền đổi cho một đôi mới. “Đệ Tử Quy” nói “chớ ghét cũ, không thích mới”, em không nỡ bỏ đi đôi dép cũ, nên đã đặt chúng ở dưới gầm giường của em. Bạn cùng lớp của em bị hỏng đối dép, không đi được nữa, thầy giáo đã nói với em: “Em đem đôi dép cũ ra cho bạn đi.” Em rất vui vẻ đáp ứng yêu cầu của thầy giáo, nhưng sau đó thầy giáo phát hiện đôi dép cũ vẫn ở trên chân của em, còn đôi dép mới đã tặng cho bạn học dùng, phẩm đức của đứa bé này đã cho người lớn một bài học rất tốt, bởi vì em thật sự làm được “tiền của nhẹ, oán nào sanh”.
Chúng tôi nhìn thấy hành vi đó, đã lập tức khuyến khích đứa bé này:
– Em đúng là học trò tốt của Khổng Lão Phu Tử, ở trong các bạn học cùng lớp, em là anh cả, em đã vì những bạn học khác làm ra được một tấm gương tốt.
Phải kịp thời khẳng định phẩm đức tốt của trẻ nhỏ, cho nên muốn khen ngợi trẻ nhỏ cũng là một môn học vấn. Chúng ta khen ngợi trẻ nhỏ thì phải khen ngợi phẩm đức của các em chứ không được khen ngợi tài năng.
Cho dù bạn muốn xưng tán tài năng của trẻ nhỏ, cũng phải hướng dẫn chúng mục đích của việc có tài năng. Ví dụ trẻ nhỏ chơi đàn tranh cổ rất hay, mục đích là để biểu diễn cho người khác xem. Nếu bạn khen ngợi chúng rất lợi hại thì không đúng rồi, kỹ thuật chơi đàn tranh của đứa bé này chắc chắn sẽ bị chững lại. Nếu như sự hướng dẫn của chúng ta đối với chúng là “thay đổi phong tục, không gì bằng nhạc” [1], âm nhạc có thể hun đúc tính tình của con người, có thể cải thiện phong khí xã hội. Học đàn tranh, học đàn cổ nhất định phải dụng tâm chân thành mà học mới có thể đánh ra được những bản nhạc có lợi ích cho xã hội đại chúng. Khi chúng có mục tiêu như vậy thì toàn bộ tâm thái sẽ rất khác, phẩm đức sẽ tương ưng với tự tánh, sẽ càng dần càng khởi lên cung kính, như vậy sẽ không có tác dụng phụ. Cho nên, xưng tán phải thuận theo phẩm đức của trẻ nhỏ, tiêu chuẩn của phẩm đức là ở “Đệ Tử Quy”!
Nguyên nhân của “Lúc bé thông hiểu, lớn chưa chắc hay” là ở đâu?
Chúng ta thường hay nghe có người ta nói: “Lúc bé thông hiểu, lớn chưa chắc hay” [2], ý nghĩa của câu nói này là trẻ nhỏ lúc còn bé thì rất thông minh, trí lực hơn người, thế nhưng khi lớn lên rồi chẳng nhất định khá hơn. Vì sao lại như vậy? Chúng ta phải tìm được nguyên nhân mới có thể giải quyết vấn đề.
Có một người cha nói:
– Lúc con trai tôi hai tuổi, tôi cảm thấy nó có thể làm lãnh đạo đất nước; lên đến trung học cơ sở, tôi cảm thấy nó có thể thi đỗ đại học đã là không tệ lắm; lúc học đến phổ thông trung học, tôi cảm thấy sau này nó ra có công việc là tốt rồi.
Vì sao lại sai khác lớn như vậy? Kỳ vọng của người cha vào con cái càng dần càng thấp, con cái liệu có khá lên không? Không! Khi người làm cha mẹ không làm cho chúng một tấm gương tốt, thì chúng không có chí hướng gì, dần dần cả ngày chỉ phóng túng lêu lổng.
“Đọc sách chí tại Thánh Hiền“, hiện nay người đọc sách chí tại kiếm tiền, bởi vì mục tiêu của cha mẹ sai nên mục tiêu cuộc đời của con cái cũng sai lầm theo, điều này đương nhiên sẽ “lớn chưa chắc hay”. Cho nên cha mẹ đối với con cái vừa mới bắt đầu thì phải sử dụng quan niệm chính xác để hướng dẫn. Có một số đứa trẻ từ nhỏ đã học qua Tiếng Anh, học được một số năng lực tài nghệ thì trưởng bối đã dẫn chúng đi đến chỗ biểu diễn, điều này trong tâm linh nhỏ bé của trẻ nhỏ sẽ cảm thấy bản thân như thế nào? “Người lớn đều vỗ tay cho mình, người lớn còn nói phải học tập mình, mình thật là lợi hại!” Lời tốt nghe nhiều rồi, những lời khuyên đưa ra sẽ nghe không nổi nữa, đương nhiên càng lớn sẽ càng thoái lui. Tôi có thể hội như vậy cũng là từ trên bản thân của tôi và người khác mà nhìn thấy, sau này lại mở kinh điển ra ấn chứng. Cho nên, xưng tán người phải dùng lý trí, phải dùng trí huệ.
Không được nuôi lớn ngạo mạn
Chương mở đầu “Lễ Ký – Khúc Lễ thượng” đã viết rằng: “ Ngạo mạn thì không được nuôi lớn, dục vọng thì không được phóng túng, chí hướng thì không được thỏa mãn, vui không được quá đà “[3], bốn câu giáo huấn này của Thánh hiền, người hiện nay có phạm phải không? “Ngạo mạn thì không được nuôi lớn”, con người chỉ cần tâm ngạo mạn vừa khởi lên thì không có cách gì nhận được sự dạy dỗ, cũng rất khó tiếp tục trưởng thành, mà khi con trẻ từ nhỏ đã ngạo mạn thì cả đời này rất khó làm được việc gì lớn lao. Kiêu ngạo khiến người thụt lùi, khiêm tốn giúp người ta tiến bộ, một người muốn thành tựu học vấn của chính mình, trọng điểm ở chỗ họ có thái độ khiêm cung hay không. “Dục vọng thì không được phóng túng”, chơi bời mất hết chí hướng, hiện nay có rất nhiều trẻ nhỏ đều bị truyền hình, trò chơi trên mạng làm cho khổ rồi. Chứng cứ sắc bén đã ở trước mắt, nhưng cha mẹ, thầy cô, xã hội đều không có cách gì giải quyết được những vấn đề này. “Chí hướng thì không được thỏa mãn”, trẻ nhỏ hiện nay không có chí hướng, thường hay ham chơi biếng làm, cảm thấy rất chán nản. “Chí phải giữ cao xa” [4], một người phải nên có chí hướng cao xa, cuộc đời có chí hướng mới trải qua được thật tròn đầy, mới thời thời cảm thấy muốn nâng cao bản thân, mới có phẩm đức để phục vụ xã hội, phục vụ người khác. “Vui không được quá đà”, “vui quá hoá khổ” [5]. Một đứa trẻ từ nhỏ không biết nắm bắt chừng mực làm người làm việc, thường khi đã chơi vui rồi thì gần như quên hết sạch, lúc này tính nguy hiểm đối với cơ thể của chúng sẽ tăng cao. Trong xã hội hiện nay, sự việc vui quá hoá khổ chẳng thể kể xiết. Tổ tiên xưa ở mấy nghìn năm trước đã dạy dỗ chúng ta ở trong kinh văn, tổ tiên xưa đối đãi rất tốt với chúng ta, chúng ta không được có lỗi với tổ tiên xưa.
Cảnh giác kẻo đánh mất mình trong tiếng vỗ tay
Tôi là trưởng tôn (cháu đích tôn), tôi ở trong gia đình được vỗ tay đặc biệt nhiều. Lúc nhỏ, mục đích tôi làm một việc nào đó là gì? Là vì tiếng vỗ tay! Xem người khác có nhìn thấy tôi đang làm không? Tôi từ nhỏ đã sống trong tiếng vỗ tay. Lúc tôi học năm thứ tư đại học, có một lần lên bục giảng bài, một vị trưởng bối nghe thấy tôi giảng bài xong, ông ấy rất cao hứng mà nói với tôi:
– Cậu đúng thật là người sống trong tiếng vỗ tay!
Ông ấy là đang khẳng định tôi, thế nhưng tôi nghe câu nói này rồi, đột nhiên nghĩ rằng: “Việc vô cùng quan trọng trong đời đều không có tiếng vỗ tay”. Một người nếu chỉ sống trong tiếng vỗ tay, việc đánh mất mình tất nhiên sẽ rất nặng nề, cuộc đời như vậy tuyệt đối không vui sướng tự tại được.
Tôi bắt đầu chỉnh đốn bản thân, bởi vì trước đây nghe lời nói tốt quá nhiều rồi. Khi nghe thấy một lời phê bình thì nội tâm cảm thấy không chịu nổi, sau đó tôi đã thường hay niệm câu kinh văn “nghe khen sợ, nghe lỗi vui, người hiền lương, dần gần gũi”. Chúng ta chỉ có một đôi mắt, hai cái tai, có thể nhìn được bao nhiêu? Có thể nghe được bao nhiêu? Khi chúng ta lúc nào cũng có thể có một cái tâm khiêm cung thì cũng bằng với việc có nhiều hơn một đôi mắt giúp chúng ta nhìn đường, nhiều hơn một đôi tai giúp chúng ta nghe tin tức. Cho nên, điều mà trẻ nhỏ cần nuôi lớn chính là khiêm cung chứ không phải là tự mãn.
Nghe khen sợ, nghe lỗi vui, người hiền lương, dần gần gũi
Chúng ta nghe thấy lỗi lầm của bản thân thì rất tức giận, nghe thấy người khác xưng tán thì dương dương đắc ý, nếu có thái độ như vậy thì liệu có thể có được tín nhiệm của bạn bè hay không? Rất khó khăn, cũng sẽ khiến cho “bạn xấu đến, bạn hiền đi”. Tại sao bạn xấu lại đến? Bởi vì họ rất hiểu rõ chỉ cần mấy lời ngon ngọt thì bạn sẽ thần hồn điên đảo, đến lúc này họ sẽ có cơ hội lợi dụng, cho nên bạn xấu đến. Vì sao bạn hiền lại đi? Người có đức hạnh thì họ rất rõ ràng về bổn bận người làm bạn, nhất định phải nói thẳng không nể nang, bạn có khuyết điểm, họ nhất định sẽ rất thẳng thắn nói cho bạn, khi bạn không thể tiếp nhận thì họ chỉ tạm thời rời đi. Nếu họ không rời đi, khi bạn nhìn thấy họ sẽ sinh phiền não, cho nên họ vì để cho bạn không sinh phiền não nên chỉ tạm thời rời xa bạn, đợi đến khi bạn thật sự tự nguyện tiếp nhận lời nói thẳng, lời khuyên bảo của họ thì họ mới lại trở về bên cạnh bạn.
Khi bên cạnh chúng ta có rất nhiều bạn bè chủ động cho chúng ta một số lời khuyên thì cuộc đời sẽ giống như nhiều hơn một cặp mắt sáng soi đường cho chúng ta. Khi bạn có loại tâm khiêm tốn này để tiếp nhận lời khuyên can của người khác thì tự nhiên sẽ có nhiều người đến giúp đỡ bạn. Người xưa xưng tán Mai – Lan – Trúc – Cúc là bốn quân tử, là biểu thị cho đức hạnh của quân tử. Vì sao cây trúc (tre) biểu thị cho đức hạnh của quân tử? Bởi vì tâm của cây trúc là trống rỗng, có thể dung nạp lời ngay thẳng. “Thấy người tốt, nên sửa mình”, đây là thấy cái thiện của người và vạn vật thì lập tức nên sửa mình. Tổ tiên xưa của chúng ta không chỉ học tập người nhân đức mà còn học tập với vạn vật, nhìn thấy đức hạnh của vạn vận cũng có thể đề khởi chánh niệm để chỉnh đốn bản thân.
Con người thích nghe lời ngon tiếng ngọt hay là thích nghe lời nói chánh trực? Nghe lời ngon tiếng ngọt. Cho nên, thái độ “nghe khen sợ, nghe lỗi vui” nhất định phải cắm gốc từ nhỏ. Các thầy cô giáo trung tâm chúng tôi lúc khi giảng câu kinh văn này cũng nhắc nhở các bạn nhỏ: khuyết điểm của các em giống như là trên mặt dính một vết nhọ đen đen, hôm nay người khác nói ra khuyết điểm của các em, chính là giống như việc chùi sạch đi những vết nhọ này trên mặt các em, các em có nên cảm ơn họ không? Đương nhiên là phải nên! Cho nên, giữa bạn nhỏ với bạn nhỏ, chỉ cần bạn học giúp chúng chỉ ra khuyết điểm thì trước hết chúng sẽ cúi đầu trước đồng học một cái, sau đó rất vui mà nói với đồng học:” Cảm ơn bạn đã chỉ ra khuyết điểm cho mình”. “Biết sửa lỗi, không còn lỗi”, chúng sẽ lại càng thêm hoan hỉ mà sửa lại cho đúng. Một người từ nhỏ đã trồng được xuống được cái gốc “nghe lỗi sợ, nghe khen vui” thì sự nghiệp cả đời của chúng đều có chỗ lợi ích rất lớn.
Đừng như “Một rắm đã qua sông”
Thời nhà Tống có một vị đại văn hào là Tô Đông Pha, ông là bạn tốt của thiền sư Phật Ấn, hai người thường hay học tập thảo luận cùng nhau. Một ngày nọ, Tô Đông Pha viết một bài thơ, trên thơ ghi rằng:
Đảnh lễ Bậc Giác ngộ
Hào quang chiếu đại thiên
Tám gió thổi không động
Ngồi vững tòa sen vàng. [6]
Ông cảm thấy cảnh giới của chính mình hiện tại rất tốt, ngay cả tám gió cũng chẳng thể ảnh hưởng đến tâm thanh tịnh của ông. Những gì là tám gió? Chính là cảnh giới của nhân sinh, gồm “lợi, suy, khổ, lạc, xưng, cơ, ki, huỷ, dự”, tám loại khảo nghiệm này.
Lợi, chính là lúc bạn đang rất thuận lợi;
Suy, là khi suy bại đi xuống;
Khổ, là lúc chịu khổ;
Lạc, là lúc rất vui vẻ;
Xưng, là nhận được xưng tán (khen ngợi);
Cơ, người khác giễu cợt bạn;
Huỷ, huỷ là bêu xấu, huỷ báng chúng ta;
Dự, khi chúng ta có danh dự (tiếng tăm) rất tốt.
Tô Đông Pha cảm thấy tám gió này cũng không thể ảnh hưởng đến tâm cảnh của ông, ông cũng có thể giữ gìn thanh tịnh, cho nên viết một bài thơ, sai người đưa đến cho thiền sư Phật Ấn đánh giá, mục đích ở đây chính là muốn Thiền sư Phật Ấn xưng tán cảnh giới của ông.
Thiền Sư Phật Ấn xem xong, đã viết lên trên bức thư một chữ 屁”Thí” (nghĩa là cái đánh rắm), rồi đưa cho người đưa thư mang về cho Tô Đông Pha. Tô Đông Pha đinh ninh rằng Thiền sư Phật Ấn nhất định sẽ xưng tán ông, kết quả vừa nhìn thất một chữ “thí“, Tô Đông Pha vô cùng tức giận, đã lập tức chạy đến nơi ở của thiền sư Phật Ấn, Tô Đông Pha vừa đến cổng chỗ ở Thiền sư Phật Ấn, chỉ nhìn thấy trên cửa ghi mười chữ lớn “Tám gió thổi không động, một rắm đã qua sông” [7] , Tô Đông Pha vừa nhìn thấy lập tức sinh khởi tâm xấu hổ, sau đó liền rời đi. Chúng ta lúc nào cũng phải sinh khởi tâm xấu hổ, lúc nào cũng phải từ khởi tâm động niệm phải trừ bỏ những tập khí không tốt của mình, mới không bị phạm phải sai lầm “nghe lỗi giận, nghe khen vui”.
Người lớn phải làm ra tấm gương tốt về khiêm tốn tiếp nhận lời khuyên
Khi tấm lòng của một vị vua vô cùng phóng khoáng rộng rãi, ông ấy có thể tiếp nhận được sự khuyên can của quần thần đối với ông, thì có thể sửa đổi được khuyết điểm của bản thân, mà xung quanh có trung thần, hiền thần vì ông phục vụ thật lòng thành ý, cũng có thể có được sự trợ giúp chân thật nhất của nhân dân. Cũng như vậy, chúng ta là người làm cha mẹ, người làm thầy cô giáo, khi học sinh hoặc là con cái chỉ ra khuyết điểm cho chúng ta, chúng ta cũng phải khiêm tốn mà tiếp nhận. Khi thầy cô giáo mà có lỗi lầm, thì phải lập tức nói với học sinh:
– Thầy làm sai chỗ này rồi, thầy phải sửa lỗi, thầy sẽ cùng với các em học tập.
Thường khi thầy cô nhận sai thì trong ánh mắt của trẻ nhỏ có thể nhìn thấy điều gì? Tôn kính thầy cô. Khi một người có thể nhận thức được lỗi lầm của bản thân thì đây chính là đức hạnh, “người chẳng phải thánh hiền, ai có thể không lỗi, lỗi mà có thể sửa, thì có gì tốt hơn” [8]. Cho nên, người làm trưởng bối mà có thể chủ động chỉnh đốn, sửa lỗi thì sẽ dẫn dắt được toàn bộ đoàn thể đều có phong khí dũng cảm nhận lỗi.
[1] Di phong dịch tục, mạc thiện ư nhạc 「移風易俗,莫善於樂」
[2] Tiểu thời liễu liễu, đại vị tất giai 小時了了,大未必佳
[3] Ngạo bất khả trưởng, dục bất khả túng, chí bất khả mãn, lạc bất khả cực. 「傲不可長,欲不可縱 ,志不可滿,樂不可極」 Ngạo mạn thì không được nuôi lớn, dục vọng thì không được phóng túng, chí hướng thì không được thỏa mãn, vui không được vui quá.
[4] Chí đương tồn cao viễn 「志當存高遠」
[5] Lạc cực sinh bi 樂極生悲
[6] Khể thủ thiên trung thiên 稽首天中天
Hào quang chiếu đại thiên 毫光照大千
Bát phong xuy bất động 八風吹不動
Đoan toạ tử kim liên 端坐紫金蓮
[7] Bát phong xuy bất động, nhất thí đả quá giang 八風吹不動,一屁打過江
[8] Nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá, quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên
「人非聖賢, 孰能無過, 過而能改, 善莫大焉」