CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ

4. LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP CON TRẺ LẬP ĐỊNH CHÍ HƯỚNG CỦA CUỘC ĐỜI?

Lập chí phải chuẩn bị sớm

Con người nhất định phải lập định chí hướng, lập chí phải lập từ nhỏ thì mới có được thành tựu. Khi tiên sinh Phạm Trọng Yêm còn nhỏ, nhìn thấy một vị tiên sinh đoán mệnh thì hỏi ông ta:

– Xin ngài xem mệnh của con xem sau này có thể làm Tể Tướng được không?

Vị tiên sinh đoán mệnh chưa từng gặp qua đứa trẻ nào mà có khẩu khí lớn như vậy, nên đã nói với cậu bé:

– Khẩu khí của con sao mà lớn quá vậy!

Phạm Trọng Yêm có chút chột dạ, tiếp tục lại hỏi tiên sinh đoán mệnh:

Thế ngài xem giúp con, xem con có thể làm thầy thuốc được không?

Vị tiên sinh này rất hiếu kỳ, sao hai chí nguyện lại sai khác nhau lớn quá vậy? Cho nên ông đã hỏi Phạm Trọng Yêm. Phạm Trọng Yêm đáp lại:

– Chỉ có Tể tướng tốt và thầy thuốc tốt thì mới có thể cứu người.

Tể tướng tốt có thể cứu người của cả một đất nước; một thầy thuốc tốt thì có thể tuỳ phận tuỳ lực mà cứu sinh mạng của người. Cứu được sinh mạng của một người là có thể đã cứu được vận mệnh của một gia đình. Vị tiên sinh đoán mệnh nghe rồi rất cảm động, bởi vì Phạm Trọng Yêm niệm niệm đều là muốn cứu người, cho nên ông nói với Phạm trọng Yêm:

Con có tâm lượng như vậy, đó là tấm lòng thật sự của một Tể Tướng, sau này nhất định con sẽ làm Tể Tướng.

Vị tiên sinh đoán mệnh này cũng rất biết cách khuyến khích trẻ nhỏ, sau này Phạm Trọng Yêm đúng thật trở thành Tể Tướng.

Chúng ta suy xét một chút: khi Phạm Trọng Yêm còn trẻ tuổi, ông đọc Tứ Thư, Ngũ Kinh là dùng thái độ gì? Là phải đọc ra được phương pháp tu thân, tề gia, trị quốc. Mà những người đọc sách khác là phải đọc ra cái gì? Chỉ để cầu công danh lợi lộc, cho nên có khác biệt tương đối lớn về lĩnh hội kinh giáo. Phạm Trọng Yêm đọc như vậy mười năm, hai mươi năm, văn chương ông viết ra nhất định nghe rất có lực, hơn nữa lại nhắm thẳng vào thời điểm suy bại của đất nước, cho nên ông có thể thuận lợi mà từng bước đi lên trong sự nghiệp của mình.

Lập chí làm Thánh Hiền

Văn Thiên Tường có một bài thơ, “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh [1]. Đan tâm là chỉ cho tâm chí thành, tâm chân thành của một người; chiếu hãn thanh, hãn thanh là đại biểu cho sử sách, lịch sử. Dùng chân tâm của chúng ta để soi chiếu bộ sử nào? Là “Lịch sử của đất nước chúng ta“. Đúng là ngay trong sự truyền thừa của mấy nghìn năm lịch sử chúng ta, lần đầu tiên xuất hiện nguy cơ bị tuyệt chủng, là tuyệt chủng Thánh Hiền. Bởi vì truyền thừa của chúng ta có hai trụ cột lớn quan trọng nhất là Hiếu đạo vào Sư đạo. Hiện nay Hiếu đạo còn tồn tại không? Nguy hiểm bấp bênh. Mà Sư đạo lại được đặt nền móng trên cơ sở Hiếu đạo, cho nên chúng ta có trách nhiệm phải biểu diễn ra Hiếu đạo và Sư đạo, còn phải truyền thừa xuống, như vậy mới có thể “kế thừa tổ tiên, mở lối mai sau” [2], mới xứng đáng với sự từ ái của Tổ Tiên đối với chúng ta.

Chúng ta muốn tu thân, tề gia, trị quốc, trước hết phải soi chiếu lịch sử của ai? Tu thân phải bắt đầu từ chính mình, con người nhất định phải xứng đáng với chính mình, không được lừa mình dối người. Chúng ta quay đầu lại nhìn xem, trên đường đời mấy chục năm này, cảm thấy chính mình đã thật làm chưa? Nếu cảm nhận được tuổi tác nhiều thêm rồi mà thời gian cứ trôi qua, vậy thì phải nhanh chóng chuyển biến thái độ, trân quý thời gian, học tập thật tốt, khai phát trí huệ, đừng chờ đến lúc già rồi mới cảm thán “tóc xanh chẳng biết sớm chăm học, bạc đầu hối tiếc sách đọc muộn” [3].

Chúng ta muốn tề gia thì phải dùng sự nỗ lực cả đời này để soi chiếu lịch sử của cha mẹ chúng ta, cho nên nhất định phải làm một tấm gương tốt cho con cái, cũng phải để cho cha mẹ ở trong một đời này cảm thấy rằng, nuôi dưỡng được ra những đứa con như chúng ta vô cùng đáng giá, an ủi. Nếu bạn mang đến đời này của cha mẹ sự cảm nhận như thế thì đã thật sự tận được tấm lòng hiếu thảo rồi. Ngoài việc chúng ta phải soi chiếu lịch sử cha mẹ ra thì còn phải dạy dỗ con trẻ học tập giáo huấn của Thánh Hiền. Đến sau này con trẻ lớn lên, chúng bước vào xã hội chung sống với mọi người, chúng sẽ cảm nhận được chính bởi có được những giáo huấn của Thánh Hiền mà cha mẹ cho mà mình mới chuẩn bị được nhân cách chính xác, thái độ nhân sinh chính xác, mới làm cho chúng ta cả đời có thể đứng vững mà không bị vấp ngã. Khi con trẻ cảm nhận và  tâm cảm ân như vậy đối với cha mẹ, thì đời này chúng ta cũng viết ra được trách nhiệm, nghĩa vụ và ân nghĩa của chúng ta trong lịch sử của con cái.

Chúng ta còn phải soi chiếu lịch sử của ai? Một nửa kia của chúng ta. Để cho lịch sử cuộc đời của ông xã, bà xã của chúng ta viết lên được một tấm gương tốt về tu thân, tề gia. Quý vị đã từng nghĩ đến việc muốn viết một bản ký lục về tu thân, tề gia để lưu lại cho đời sau chưa? Thời gian trôi qua rất nhanh, khi chúng ta về già muốn làm nhiều hơn một số việc cũng có thể không làm được. Hiện nay đương lúc tuổi còn trẻ thì phải tận tâm tận lực mà yêu thương che chở đối phương, để cho đối phương cảm nhận được cả đời này của mình chính bởi vì cưới được một người vợ tốt như vậy nên gia nghiệp, sự nghiệp của mình mới có được sự phát triển tốt như thế. Khi người chồng có nhận xét như vậy về người vợ thì điều cảm nhận được chính là sự thể hội như vậy, người vợ này đã làm được tương đối viên mãn.

Giá trị của đời người nằm ở chỗ thành tựu cho giá trị cuộc đời của tất cả người thân ở bên cạnh, đây gọi là truyền thừa văn hoá truyền thống. Khi con người có chí hướng như vậy thì tự nhiên sẽ hoàn thiện bản thân thật tốt, quy hoạch thời gian thật tốt chứ không để năm tháng trôi qua uổng phí thời gian.

Lập chí phải bắt đầu hành Hiếu từ ngay bây giờ

Khi trẻ nhỏ học tập học vấn của Thánh Hiền, chúng ta phải nên hướng dẫn chính xác cho các con lập chí. Nếu như các con nói: con muốn làm Thủ tướng, mục tiêu này đối với cuộc sống hiện tại của các con mà nói là quá xa vời, chúng ta phải nên dẫn dắt trẻ nhỏ: Lập chí phải bắt đầu làm từ hiện tại, ở nhà làm một người con Hiếu thảo, ở trường làm một học sinh tốt, ở trong xã hội làm một công dân tốt, bắt đầu làm từ chỗ này thì mới là lập chí thật sự. Trẻ nhỏ sẽ cảm thấy rằng bây giờ mình học tập học vấn Thánh Hiền, giúp mẹ bưng một ly trà, rửa chân cho mẹ, đều là thực hành giáo huấn của Thánh Hiền, đều là học tập để làm một người con Hiếu thảo. Rất nhiều trẻ nhỏ sẽ nói: “Mẹ ơi, sau này con lớn lên, nhất định con sẽ mua căn nhà lớn cho mẹ ở, mua chiếc xe thật đẹp cho mẹ lái.“. Những người mẹ này nghe rồi sung sướng không tả nổi, mặc cho con cái mỗi ngày vẫn cãi lời họ, họ vẫn cứ mộng tưởng rằng sau này con cái sẽ mua nhà lớn cho họ ở. Mà tâm hiếu của con trẻ không nên hi vọng vào mấy chục năm sau, đứa con thật sự có tấm lòng Hiếu thảo thì từ ngay bây giờ đã bắt đầu làm rồi.

Chúng tôi thường dùng “Đệ Tử Quy” để hướng dẫn trẻ nhỏ: nói chuyện với cha mẹ thì lời nói phải rất là nhẹ nhàng; mỗi ngày phải giúp cho mẹ mình đỡ buồn bớt mệt mà làm việc nhà; phải học tập chăm chỉ để cha mẹ yên tâm, những điều này đều là điều kiện tất yếu để làm người con Hiếu thảo, cho nên hướng dẫn trẻ nhỏ thì không được làm cho chí hướng tách rời khỏi đời sống của trẻ. Chúng ta hướng dẫn chính xác thì trong quá trình trẻ nhỏ làm việc, chúng sẽ vô cùng vui thích, thật làm.

Thông qua giáo dục Đức hạnh, có một đứa bé ở trong một tuần đã làm được 43 việc Hiếu thảo, các thầy cô giáo đã cảm động từ tận đáy lòng, đây chính là trẻ nhỏ đã làm được ở nhà làm một người con Hiếu thảo, ở trường làm một học sinh tốt, trong xã hội làm một công dân tốt. Còn có rất nhiều trẻ nhỏ lúc ngồi trên xe bus nhìn thấy trưởng bối và người già vừa lên xe thì đã lập tức nhường ghế. Những đứa trẻ còn nhỏ như vậy mà đã biết nhường chỗ ngồi, cho nên các trưởng bối và các bạn nhỏ khác vừa nhìn thấy đã vô cùng cảm động, hơn nữa mọi người sẽ noi gương học tập, đạt được niềm vui như câu nói “giúp người là vui sướng“.

[1] Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh 「人生自古誰無死,留取丹心照汗青」 Đời người xưa nay ai chẳng chết, để lại lòng này chiếu sử xanh

[2] Thừa tiên khải hậu 承先啟後

[3] Hắc phát bất tri cần học tảo, bạch phát phương hối độc thư trì 「黑髮不知勤學早,白髮方悔讀書遲」


MỤC LỤC TOÀN SÁCH

CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ