CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ

13. Ở NHÀ TỰ DẠY DỖ CON TRẺ THÌ PHẢI HẾT SỨC ĐỀ PHÒNG ĐIỀU GÌ?

Con trẻ muốn gì mà cho cái đó thì sẽ làm hư con

Mẹ tôi giáo dục chúng tôi rất có nguyên tắc. Tôi nhớ có một lần tôi đề xuất với mẹ một yêu cầu không hợp lý thì mẹ tôi cầm lấy một cuốn sách lên xem, căn bản là không quan tâm đến tôi. Sau đó tôi nằm lăn trên đất mà dãy dụa, nhất định phải để cho mẹ hiểu rõ mục đích của tôi. Kết quả mẹ tôi cơ bản không thèm nhìn tôi, tiếp tục đọc sách của mẹ. Sau đó tôi cảm thấy dãy dụa mệt quá, cũng biết là dùng cảm xúc không thể đạt được mục đích, mẹ không tiếp nhận sự uy hiếp nên tôi đành ngoan ngoãn tự bò dậy mà đi. Sự kiện này tôi nhớ rất sâu sắc, cũng làm cho tôi càng thêm cảm ngộ được rằng mẹ tôi dạy con có nguyên tắc là hoàn toàn chính xác. Giáo dục con trẻ nhất định phải có nguyên tắc chính xác, không được để con trẻ muốn gì là được nấy, như vậy sẽ làm hư hỏng con trẻ. Khi mẹ tôi dạy tôi thì rất có nguyên tắc, nhưng đến cháu ngoại lại bắt đầu nuông chiều, mẹ còn thường hay nói với tôi:

– Con đừng nghiêm khắc với cháu như thế.

Tôi cũng không nói lời nào, qua khoảng nửa năm gì đó, mẹ lại nói với tôi:

– Con nghiêm khắc với cháu như vậy là đúng rồi.

Bởi vì đứa cháu ngoại này đã trèo lên đầu lên cổ bà, cho nên cách một thế hệ thì hiệu quả dạy dỗ sẽ không tốt, sẽ làm hư hỏng trẻ nhỏ, cũng nên tự mình dạy dỗ con trẻ thì đảm bảo hơn.

Chiều con sẽ hại con, cũng lại đến mình

Ở Trung Quốc có một đứa bé từ nhỏ đã được cha mẹ nuôi nấng chiều chuộng, muốn bao nhiều tiền đều cho nó bấy nhiêu, sau này nó đi học, một tháng đã phải tiêu đến hơn 10.000 tệ. Cha của nó cảm thấy không bình thường nên nói với nó:

 – Từ nay về sau cha không cho con tiền nữa, còn phải đưa con nhập ngũ 2 năm đến Tây Tạng.

Sau khi cậu ấy trở về, vẫn là đòi tiền của cha, cha của cậu rất dằn lòng kiên quyết không cho cậu ta tiền. Kết quả cậu ta thuê sát thủ đi giết chết cha mình, cậu ta nói với tên sát thủ rằng:

– Đợi đến khi có một người như vậy sẽ đi từ trong nhà ra thì hãy giết chết người này.

Cậu ta mô tả rất là rõ ràng toàn bộ tình hình, tên sát thủ này hỏi:

– Anh làm sao mà biết rõ ràng như thế? Rốt cục đây là nơi nào?

Cậu ta nói:

– Đây là nhà tôi.

– Người phải giết đó là ai?

– Là cha tôi.

Nếu chúng ta không giáo dục tốt con cái thì vở tuồng này có khả năng đến diễn ra trước mặt chúng ta. Cậu ta không chỉ giết chết cha mình, bởi vì chìa khoá két sắt của cha là do mẹ giữ, cho nên mẹ cậu ta cũng bị giết. Quý vị xem, trẻ nhỏ một khi đã hư hỏng thì có nhiều tiền đi chăng nữa cũng không có cách gì giải quyết được vấn đề.

Yêu thương không có trí huệ, yêu thương quá hoá hại con

Người làm cha mẹ mỗi ngày đều tận tâm tận lực kiếm tiền cho con cái tiêu thì có phải là yêu thương che chở hay không? Nếu tình yêu thương này không có trí huệ thì yêu thương quá sẽ hại con, chiều chuộng trẻ nhỏ đến hư hỏng rồi, vậy thì không được! Tiếng Mân Nam có nói: “Chiều heo phá bếp, chiều con bất hiếu, chiều vợ ồn ào, chiều chồng – nửa đêm bò dậy mà khóc, chiều con gái – khó hoà nhập gia giáo nhà người ta” [1] .

Tiếng địa phương cũng hàm chứa trí huệ nhân sinh rất sâu sắc, những điều này đều là do tổ tiên xưa truyền lại, đều đã bỏ đi những thứ tạp loạn và giữ lại những tinh hoa, cho nên một câu nói đã có sự cảnh tỉnh rất lớn đối với nhân sinh. “Chiều heo phá bếp”, nuông chiều heo chiều đến mức chúng chạy cả vào nhà bếp của bạn, bếp nhà bạn đều bị xới tung lên, câu nói này rất có đạo lý! Cho nên, giáo dục con trẻ nhất định phải vô cùng có nguyên tắc, nếu không sẽ bị con cái lấy đi cho bằng hết. Heo cũng không được chiều, người càng không được chiều, bởi vì con trẻ được nuông chiều thì sẽ bất hiếu.

Trong nhà tránh kiện cáo, kiện cáo cuối cùng ắt tai hoạ

Tôi từng nghe một người bạn nói: có một đôi vợ chồng nuôi được sáu người con trai, đã mua cho họ sáu căn nhà, cưới được sáu cô vợ, đều sắp xếp cho họ tốt cả, cha mẹ như vậy có vĩ đại không? Kết quả sau cùng thế nào? Bản thân không có chỗ ở. Đây có phải là yêu thương con không? Là hại con rồi. Từ nhỏ đến lớn, cái gì cũng làm giúp con hết, những đứa con đó sẽ chỉ sinh ra một thái độ: Cha mẹ giúp mình làm những việc đó là đúng. Đến sau cùng, đứa con lớn còn có một chút lương tâm, ở bên cạnh chuồng heo lợp một gian nhà gỗ nhỏ cho cha mẹ ở, hàng xóm nhìn không chịu nổi, mới xúi họ đi kiện con cái. Có cần phải kiện không? “Người trong nhà tránh kiện cáo, kiện cáo cuối cùng ắt tai hoạ[2]. Nếu thật sự thắng kiện thì sáu đứa con trai phân chia lại một chút, mỗi người nuôi dưỡng hai tháng, cùng nhau nuôi như vậy thì kết cục thế nào? Có thể con dâu đưa cơm đến rồi nói: “Ăn nhanh lên!” Vốn dĩ còn có thể sống được chục năm, hai chục năm, kết quả sau khi được sáu đứa con trai phụng dưỡng rồi thì mỗi ngày đều tức muốn chết, trái lại chỉ có thể sống được ba năm. “Sớm biết trước ngày này, hà tất làm ban đầu! Cho nên, giáo dục con trẻ phải lấy đức làm gốc thì mới là thật sự yêu thương chúng.

 

[1] Sủng trư cử táo, sủng tử bất hiếu, sủng thê sảo náo, sủng phu bán dạ ba khởi lai khốc, sủng nữ nhi nan nhập nhân gia đích gia giáo.

寵豬舉灶,寵子不孝,寵妻吵鬧,寵夫半夜爬起來哭, 寵女兒難入人家的家教

[2] Cư gia giới tranh tụng, tụng tắc chung hung  居家戒爭訟,訟則終凶


MỤC LỤC TOÀN SÁCH

CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ