CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ

2. CON TRẺ THƯỜNG HAY QUÊN TRƯỚC QUÊN SAU THÌ LÀM THẾ NÀO?

Thói quen ỷ lại sẽ làm hại cả đời của cha mẹ và con cái

Nếu như con cái của quý vị đang học lớp Một tiểu học, có một ngày gọi điện thoại về nhà cho quý vị nói rằng:

– Mẹ ơi, con quên mang theo vở bài tập ngữ văn rồi, hôm qua con cũng viết xong rồi, tiết học sau thầy giáo kiểm tra, mẹ nhanh mang qua giúp con.

Lúc này bạn có giúp chúng mang qua không? Có! Như vậy có đúng không? Phần lớn các bậc phụ huynh đều là như thế, không chỉ là cha mẹ đang làm, mà còn có ông nội bà nội, tất cả phụ huynh cũng đều nghe theo sự sai bảo của chúng. Khi bạn mang cuốn vở bài tập này đến thì con trẻ sẽ biết chúng không ngừng có người cứu viện. Cho nên, trong sự việc này chúng sẽ không hình thành được lòng trách nhiệm và tính cảnh giác đối với sự việc, ngược lại còn hình thành thói quen ỷ lại.

Chúng ta đang hết sức nhấn mạnh giáo dục nhất định phải thận trọng ngay từ ban đầu[1], có thể nắm bắt được trọng điểm của giáo dục thì làm cha làm mẹ đã không phải khổ sở như vậy. Cuốn vở này bạn phải giúp nó mang từ khi học tiểu học cho đến khi nào? Có thể sau này chúng sinh con rồi cũng sẽ đưa cho bạn: “Ba ơi, để cho ba nuôi cháu luôn!”. Những thanh niên hiện nay không có đủ lòng trách nhiệm, thậm chí là hai mươi mấy tuổi đầu rồi vẫn ở nhà xem truyền hình không chịu đi tìm việc làm, không có lòng trách nhiệm. Ai giúp chúng tìm việc? Ba, mẹ chúng vẫn phải chạy đôn chạy đáo mà giải quyết, thông qua rất nhiều quan hệ giúp cho chúng tìm việc làm. Tìm đến sau cùng, chúng cũng có chỗ không chịu nổi sự phiền hà, đành nói với cha mẹ: “Được! Vì nể mặt ba con sẽ làm một chút”. Chúng có thể làm tốt công việc không? Đến lúc nổi nóng lên thì lại không đồng ý làm nữa, cả đời này của bạn không biết là phải vì việc của chúng mà vất vả bận rộn đến khi nào!

Việc của chính mình làm, tự mình phải gánh trách nhiệm

Lần đầu tiên con gái của chú Lư quên mang vở bài tập, gọi điện thoại về nhà nhờ chú mang đến giúp nó. Chú lập tức nói với con gái:

 – Không mang theo vở bài tập là do con, việc của bản thân con làm thì con phải tự chịu trách nhiệm, bị thầy giáo xử phạt cũng là đáng mà.

Nói rồi liền gác điện thoại. Vừa gác điện thoại xuống, cảm xúc của con gái sẽ như thế nào? Rất chán nản! Nhưng cũng ấn tượng sâu sắc. Gác điện thoại xuống là biểu thị cho một nguyên tắc giáo dục của cha mẹ, chính là uy nghiêm. Con gái về đến nhà, có cần phải tiếp tục mắng con không? “Con xem sao cứ quên trước quên sau vậy!”. Chúng đã đủ chán nản rồi, bạn lại còn tiếp tục mắng, như vậy là hơi quá, uy nghiêm đã có rồi, tiếp theo phải ban ơn huệ. Cho nên, chú Lư gọi con gái lại:

– Hôm nay con có bị thầy giáo xử phạt không?

Con gái gật gật đầu.

– Ba sẽ nói cho con một phương pháp, con cả đời này sẽ không vì quên trước quên sau mà bị thầy giáo phạt nữa.

Con gái vừa nghe thấy liền lấy lại tinh thần, chú Lư mới nói với con:

– Chỉ cần con sử dụng sổ ghi chép, những gì hôm nay phải mang theo con đều liệt kê ra hết, trước khi đi đi ngủ thì kiểm tra cặp sách: đã để sách giáo khoa, vở bài tập vào chưa, đánh dấu vào đó, toàn bộ đều đánh dấu rồi, thì có thể an tâm đi ngủ, từ nay về sau sẽ không bị lỗi giống như vậy nữa.

[1] Thận ư thuỷ 慎於始


MỤC LỤC TOÀN SÁCH

CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ