CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ

21. CON TRẺ LƠ ĐỄNH CẨU THẢ THÌ PHẢI LÀM SAO?

Nuôi dưỡng tâm cung kính nhân ái của con trẻ

“Vén rèn cửa, chớ ra tiếng. Khi chúng ta kéo rèm cửa thì phải nhẹ tay, không được gây ra âm thanh quá lớn. Bởi vì người hiện nay đều là sống chung với nhau theo quần thể, nhất cử nhất động của chúng ta không nên gây rắc rối cho người khác, phải có độ nhạy cảm như vậy để thời thời quán chiếu đức hạnh của mình. Ví dụ như bên cạnh đang có người ngủ, nói không chừng họ đã hai, ba ngày không ngủ ngon, không dễ gì mới đi vào giấc ngủ được, mà lúc bạn kéo rèm cửa, “Soạt!”, một động tác này có thể khiến cho họ không ngủ được. Hoặc là chúng ta ở trong thư viện xem sách, mọi người đều rất yên tĩnh, nếu đột nhiên bạn kéo rèm rất lớn tiếng, có thể sẽ có người bị bạn doạ cho giật nẩy mình. Một người nơi nơi vì người khác mà nghĩ thì những hành vi động tay động chân đều là có ích cho người khác. Cho nên, vén rèm cửa, chớ ra tiếng cũng là đang tu tâm từ bi, vì người mà suy nghĩ. Khi chúng ta lúc nào cũng vì người khác mà suy nghĩ thì tâm địa cũng sẽ càng dần càng thiện lương. Tâm thiện lương của bạn chính là thật sự đang thực hiện đạo nhân từ vậy.

Ngoài việc khi kéo rèm cửa không được phát ra tiếng quá lớn thì khi mở cửa, đóng cửa cũng phải nên chú ý không được gây phiền nhiễu cho người khác. Chú Lư từng có một lần đề cập, chú nói rằng nửa đêm thức dậy đi vệ sinh, nhất định phải nghĩ đến người khác đang ngủ, không được mở cửa phát ra lớn tiếng, lúc xả nước, xem đã đóng cửa hay chưa, tiếng xả nước đó tương đối lớn. Chú Lư còn nói, trước khi vào nhà vệ sinh thì phải gõ cửa trước, vì sao bên trong không có người cũng phải gõ cửa? Chú Lư nói, bởi vì quỷ đại tiện ở trong đó đang ăn đại tiện, chúng ta cũng phải tôn trọng chúng sanh ở tầng không gian khác, cho nên nhẹ nhàng chào hỏi họ một chút rồi mới đi vào, nếu không trong chớp mắt đẩy cửa mở ra sẽ rất đường đột. Ngay trong cử chỉ của chúng ta, cũng phải cung kính tất cả chúng sanh, đó là lúc nào cũng đang nâng cao tâm cảnh của chính mình. Thỉnh thoảng chúng ta đi ra ngoài du lịch, khi ở trong khách sạn, bởi vì quá buông thả nên sẽ quên mất mình đang ở chỗ nào, sau đó đi ở trên hành lang nói lớn tiếng gây ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của người khác. Chúng ta có đang chú ý đến các động tác đặc biệt thô lỗ của con cái hiện nay hay không? Khi đi lên lầu, âm thanh bước chân của trẻ nhỏ đều rất lớn, thậm chí là vừa leo lên lầu vừa huyên náo lớn tiếng. Loại hành vi thô lỗ này của bọn trẻ, chúng ta là người làm trưởng bối thì tuyệt đối không được thấy như không thấy. Cho dù là trẻ nhỏ hàng xóm, chúng ta cũng phải ngăn chặn, phải hướng dẫn, “đất nước gặp nguy nan, thường dân có trách nhiệm, thế hệ sau thuộc về xã hội, chúng ta phải tuỳ phận tuỳ lực mà khuyên răn.

Vì người mà suy nghĩ là học vấn đệ nhất, mà vì người suy nghĩ quyết không phải là chỉ nói trên miệng mà là phải thực hiện ở ngay trong đời sống từng chút một. Ví dụ như mọi người cùng nhau ăn cơm, nếu như âm thanh ăn cơm của bạn rất lớn thì tất cả mọi người nghe thấy đều cảm thấy không thoải mái. Tôi cũng từng nói với một người bạn, lúc ăn uống thì miệng không được phát ra âm thanh quá lớn, bởi vì chúng ta không chỉ là đại diện cho chính mình mà còn đại diện cho công ty, đoàn thể. Thậm chí là đến nước ngoài du lịch, chúng ta là đại diện cho người cả nước, cho nên nơi nơi phải tỉnh táo với động tác của bản thân.

Rèn luyện cho con trẻ thực hành việc cẩn thận với bản thân, quý tiếc đồ vật

“Vén rèm cửa, chớ ra tiếng cũng đại biểu cho việc chúng ta khi sử dụng bất kỳ đồ vật gì cũng không được quá thô lỗ. Quần áo vốn dĩ có thể mặc được rất nhiều năm, nếu động tác thô lỗ thì chuyển thành mặc không bao lâu sau cũng bị hư hỏng. Thói quen và động tác của con trẻ quá thô lỗ, những động tác này sẽ ảnh hưởng đến nội tâm của chúng, sau này chúng làm việc sẽ không có tâm tỉ mỉ, sẽ không nhẹ nhàng. Cho nên, chúng ta phải để cho con trẻ ở ngay trong một số lễ nghi này mà trải sự luyện tâm, từ bên ngoài nội hoá thành tâm cảnh của con trẻ, khiến cho con trẻ ở trong tất cả hành vi, xử sự, đối đãi với người đều có thể yêu tiếc vật mạng.

Rẽ quẹo rộng, chớ đụng góc. Trẻ nhỏ hiện nay khá hấp tấp, đôi khi chúng chạy nhảy sẽ bị đụng vào góc. Khi đã đụng vào góc rồi thì đau không chịu nổi, hầu như đều nhanh chóng nằm ở đó rên rỉ. Từ động tác này chúng ta cũng phải nói với học sinh, ở trong lớp thì tuyệt đối không được chạy nhảy, nếu không chính mình nguy hiểm, cũng có thể sẽ gây nguy hiểm cho người khác. Chúng ta mở rộng câu giáo huấn này vào trong đời sống, ví dụ lúc đi trên đường phải nên tuân thủ một số quy tắc thì mới không gây nguy hiểm; khi đi trên đường sẽ có nhiều góc cua, phải chú ý như thế nào mới không bị va chạm bị thương. Người với người chung sống cũng có va chạm, làm thế nào để tránh va chạm? Chúng ta nói với học sinh, chỉ cần học tập thật tốt những giáo huấn của tổ tiên xưa, thì ở trong đời sống sẽ không bị va chạm vào những góc cạnh khiến bị thương, sẽ không dễ xảy ra xung đột với người khác. Vậy thì có thể qua lại với người không vội vàng, lúc nào cũng có thể nhẫn nhượng thì tự nhiên sẽ có thể tránh được những va chạm không cần thiết.

Cầm vật rỗng, như vật đầy. Ví dụ như ăn cơm xong rồi, lúc bê những khay bát đĩa rỗng không có thức ăn thì trong tâm thường thường lơ là dễ làm đổ vỡ. Đôi khi chúng ta nấu món gì đó, bởi vì truyền hình đang rất hay nên chạy đi xem truyền hình, sau đó quên khuấy mất, kết quả đồ ăn đều bị cháy sạch trơn, cháy đen sì. Cho nên, khi xử lý một số việc nhỏ nhặt, cần phải cẩn thận nhiều hơn thì mới không xảy ra sai sót. Muốn bồi dưỡng thái độ nghiêm túc cẩn thận cho trẻ nhỏ thì nhất định phải từ ngay trong những việc nhỏ nhặt trong đời sống mà bắt đầu rèn luyện cho chúng, như thường để cho trẻ nhỏ bưng bê thức ăn, làm một số công việc hỗ trợ. Khi chúng có chỗ không thoả đáng thì chúng ta cũng phải kịp thời hướng dẫn cho chúng.

Từ việc nhỏ cũng phải hết sức “thận độc” [1]

Nhà thờ Đức Bà ở Paris có một hàng chữ Trung Quốc viết là “Vui lòng không làm ồn ào lớn tiếng“, đây là viết cho ai xem? Điều này nói rõ rằng người Trung Quốc ngày nay không chú ý đến trật tự khi đang ở nơi công cộng mà cứ làm ồn ào lớn tiếng, cho nên người ngoại quốc mới viết chữ Trung Quốc để cảnh báo cho người Trung Quốc. Người xưa đặc biệt nhấn mạnh công phu “thận độc“, khi bản thân ở một mình thì động tác và lời nói phải học được sự nhẹ nhàng, thong thả, lâu ngày chày tháng, thói quen tốt được dưỡng thành rồi thì ở những nơi công cộng sẽ tự nhiên làm được hành vi nho nhã có tu dưỡng vậy.

Chúng ta ở sân bay nhìn thấy rất nhiều trẻ nhỏ đang hét rất lớn, chạy tới chạy lui, chúng ta cũng phải ngăn chặn kịp thời những hành vi này của trẻ nhỏ. Bạn hãy kể cho con trẻ nghe câu chuyện ở Nhà thờ Đức Bà Paris, phải nói với chúng rằng người Trung Quốc chúng ta không thể mất mặt với người khắp thế giới được. Con xem ở sân bay có bao nhiêu người người ngoại quốc như vậy, họ vừa nhìn thấy các con như thế thì sẽ cho rằng con cái của các vị giáo dục kiểu gì mà thành ra như vậy? Ảnh hưởng như vậy rất không tốt. Khi chúng ta có độ nhạy cảm này thì ở ngay trong từng chút từng chút một trong đời sống sẽ bắt đầu có sự thể hội càng sâu rộng đối với kinh văn. Ví dụ như lúc nửa đêm về nhà mở cửa, bạn sẽ nhẹ chân nhẹ tay; nửa đêm lái xe về, bạn sẽ nhanh chóng tắt máy. Bởi vì độ nhạy cảm của bạn đối với những âm thanh đó đã càng dần càng cao, đây chính là năng lực quán chiếu được hình thành rồi.

Khi tồn tâm của một người rất cung kính cẩn thận, xác suất phát sinh ngoài ý muốn của họ sẽ giảm xuống. Tâm cung kính này tuyệt đối không phải là lúc đang lái xe mới cẩn thận, mới cung kính, mà là ở tất cả thời, tất cả chỗ, thất cả những chỗ nhỏ nhặt đều nâng cao thái độ cẩn thận cung kính. “Không trải qua việc, không lớn trí huệ [2], từ sau khi tôi có kinh nghiệm trải qua sự kiện ngồi trên xe máy khiến cho tóc dựng đứng, bây giờ trước khi lên bục giảng bài, mặc dù vốn dĩ tôi là người không thích soi gương, nhưng hiện nay cũng phải học để cẩn thận hơn, trước hết phải soi gương kiểm tra một chút về dung mạo của mình, như vậy mới không bị thất lễ nữa.

 

[1] Thận độc (慎獨): thận trọng khi ở một mình

[2] Bất kinh nhất sự, bất trưởng nhất trí 「不經一事, 不長一智」


MỤC LỤC TOÀN SÁCH

CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ