CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ

5. CON TRẺ TỰ TƯ THÌ PHẢI LÀM SAO?

Tự tư là kết quả, nguyên nhân là ở đâu?

Tôi nói với phụ huynh của trẻ nhỏ rằng, trẻ nhỏ rất tự tư là một vấn đề trung tâm. Một đứa bé rất tự tư thì ở đâu nó cũng sẽ vô lễ, ngạo mạn, chỉ cần mình thích thứ gì thì sẽ không cho người; nó sẽ lười biếng, sẽ bất hiếu, những gì nó muốn đều là vì bản thân. Tôi lại nói với các phụ huynh:

– Chúng ta hồi tưởng lại khi con cái còn nhỏ, lúc chúng một, hai tuổi, khi ăn cơm cùng với ông bà nội, còn có vợ chồng các vị nữa, xin hỏi các vị gắp miếng thức ăn đầu tiên là gắp cho ai ăn? Có phải là đã tìm ra vấn đề căn nguyên rồi không?

Mỗi lần tôi nói như vậy, những bà mẹ của bọn trẻ đều nhìn nhau mà cười.

Trong sách “Đại Học” có một câu nói: “Biết trước biết sau, ắt gần với đạo” [1], thứ tự trước sau khi làm việc mà sai thì đạo làm con cũng sai, đạo làm cha mẹ cũng sai. Gắp thức ăn sai thì không xây dựng được hiếu đạo cho con trẻ, do đó thứ tự trước sau khi làm việc là đặc biệt quan trọng. Con người phải có trí huệ thì mới có thể biết được thứ tự trước sau, nặng nhẹ, nhanh chậm của việc, của vật. Cho nên làm người phải nghiêm túc học tập lời dạy của Thánh Hiền thì mới có thể trăng trưởng trí huệ. Chúng ta tìm ra được căn nguyên rồi thì phải giáo dục con trẻ hiếu thuận với người lớn, phải có thái độ lễ kính với người lớn, từng giờ từng phút vì người lớn mà suy nghĩ thì chúng sẽ không tự tư, cũng không có tâm tham.

Tự tư là do nuông chiều mà ra

“Nếu gắng làm, không học văn, không học tập giáo huấn của Thánh hiền, thì sẽ theo ý mình, sẽ chỉ tuỳ theo bản thân muốn sao thì làm vậy, thì sẽ mù lẽ phải, vậy thì sai rồi. Cho nên, vừa gắp thức ăn thì “Tiểu Minh, mẹ đặc biệt xào món này cho con, mau ăn nhiều một chút”. Ông bà nội cũng rất cưng cháu, không chịu thua kém: “Cháu ngoan, hai món này cũng rất là ngon!”. Thức ăn của ai đầy đặn nhất? Là của đứa bé. Tất cả mọi người trong nhà đều vì ai mà phục vụ? Vì đứa bé. Cho nên, tiểu hoàng đế xuất hiện rồi, tiểu công chúa xuất hiện rồi. Tục ngữ xưa có câu “Làm bạn với vua như làm bạn với hổ”, là cung phụng Hoàng đế thì giống như làm bạn với hổ vậy, lúc nào cũng sợ nó gầm lên, cho nên tính khí của tiểu Hoàng đế đặc biệt không tốt. Hiện nay trong mười đứa trẻ thì có mấy đứa tính khí không tốt? Bảy, tám đứa đều không tốt, chúng ta đã tìm ra được nguyên nhân chưa?

Thầy giáo ở trường sư phạm của tôi có một lần đứng ở cổng trường Tiểu học liên kết của trường Sư phạm, phần lớn học sinh ở trưởng tiểu học này đều là con em của giảng viên, giáo sư. Hôm đó trời mưa, vừa đúng lúc có một chiếc xe hạng sang vừa đi tới, cửa xe mở ra, một bà mẹ cầm lấy chiếc dù che mưa từ trong xe đi nhanh đến, con gái của bà đang đứng ở cổng trường đã nói với bà:

– Mẹ điên à! Sao giờ mới tới!

Thầy giáo của tôi đang đứng ở bên cạnh đứa bé này, đột nhiên nghe thấy nó dùng khẩu khí như vậy mà nói với mẹ thì đứng ngẩn người ra. Kết quả lời nói càng lớn tiếng hơn, mẹ nói nói với nó:

– Mẹ xin lỗi! Mẹ xin lỗi! Mẹ đến muộn.

Cho nên, làm cha làm mẹ nhất định phải cẩn thận, không được nuông chiều con cái thành như vậy.

Tự tư là do học mà ra

Còn có một số người mẹ khi mua được trái cây ngon về đến nhà còn phải giấu thật cẩn thận, đợi đến khi ông bà đi ngủ rồi mới lấy trái cây ra, sau khi lấy ra rồi còn nói với con trai của cô rằng:

– Đây là mẹ đặc biệt mua cho con ăn đấy.

Đứa bé nhất định sẽ học được rất triệt để, sau này nó mua trái cây thì sẽ đưa cho ai ăn? Chúng ta dùng tâm hiếu ác để dạy con cái, những gì mà chúng dưỡng thành chính là tâm hiếu ác, sau này chúng mua trái cây nhất định sẽ đưa cho bạn gái ăn, đưa cho con cái của mình ăn, sẽ không đưa cho cha mẹ ăn. Cho nên, người tính không bằng trời tính, trời tính chính là phải tuân theo chánh đạo mà làm, như vậy mới là dạy dỗ chính xác nhất, ít tốn sức nhất.

Con cái tự tư có thể chuyển biến được

Do đó, làm người thì việc gắp thức ăn phải có trí huệ, không được đảo lộn thứ tự trước sau. Ngay trong ký ức của tôi, cha mẹ lấy trái cây ra, nhất định là đưa cho ông nội, bà nội ăn trước. Lúc đó chúng tôi tuổi còn nhỏ, khi cha mẹ làm ra chính là hiếu, là đức hạnh, con cái nhìn thấy thì nội tâm sẽ rất hoan hỉ, tiến tới sẽ học theo. Khi tôi mở tủ lạnh ra, cũng tự nhiên mà lấy trái cây ra mời ông nội, bà nội ăn trước. Cho nên, bây giờ tôi rất cảm ơn cha mẹ tôi, từ nhỏ cho tôi nghe tận tai nhìn tận mắt, nếu không tôi cũng không thể theo đuổi sự nghiệp giáo dục được, chắc chắn cũng là một người rất tự tư. Bởi vì tôi là con một, lại là cháu đích tôn, ông nội tôi cũng là trưởng tử, cho nên tôi là chắt trưởng,ba nghìn người nuông chiều một cái thân! [2] May mà cha mẹ, ông nội, bà nội của tôi đều rất có tầm nhìn về giáo dục.

Tâm rộng lượng mới có thể nếm được niềm vui của việc cho đi

“Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng, chúng ta dạy dỗ con trẻ không được bủn xỉn, không được thấy cái gì cũng đều là gom về cho bản thân, phải biết cho đi. Nếu con trẻ từ nhỏ cầm cái gì cũng chỉ nghĩ đến gom góp cho bản thân thì khi lớn lên chúng sẽ vô cùng tự tư tự lợi. Có một người mẹ đưa sữa bò đến trường học cho con của cô ấy uống, lúc cô ấy đến thì rất thần bí, không dám để bạn học khác biết, cô nói với con trai rằng:

– Con trai, con cả ngày uống hết bình này, chỉ mình con uống thôi nhé.

Sau đó thì đi mất. Dạy dỗ con trẻ như vậy có tốt không? Vừa đúng lúc thầy giáo quan sát thấy sự việc này, đã nói với bọn trẻ rằng: chúng ta có thứ gì nhất định phải chia sẻ với bạn học, nếu không các em mà ăn uống một mình thì kể ra cũng chẳng thấy vui vẻ gì. Đứa bé vừa nghe cũng cảm thấy rất có đạo lý, lúc đó đã lấy tất cả sữa của mình ra, chia cho các bạn học uống. Khi mỗi bạn học tiếp nhận sữa của cậu thì đều nói với bạn này rằng:

– Cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn!

Trong quá trình rót sữa, bạn này cũng sợ rót cho mình quá nhiều, người khác sẽ không có phần, còn nói rằng:

– Được rồi, được rồi, của mình đủ rồi.

Tấm lòng rộng lượng của một đứa bé làm cho tất cả bạn học đều học tập theo. Hôm đó đứa bé này ghi vào trong nhật ký rằng: “Ly sữa này uống vào vừa thơm lại vừa nồng”, bởi vì em vô cùng hoan hỉ cúng dường mọi người, cho nên em cũng uống được hoan hỉ lạ thường. Chúng ta dùng câu chuyện nhỏ này dạy dỗ con trẻ không nên bủn xỉn. Sau này mẹ của em xem được nhật ký của con, cũng cảm thấy rất xấu hổ, con còn nhỏ vậy mà có tấm lòng bố thí người khác như thế.

Ngăn chặn tính bướng bỉnh, tự tư thì phải thận trọng từ ban đầu

Trẻ nhỏ không tự tự thì tự nhiên có thể vì người khác mà suy nghĩ; nếu trẻ nhỏ tự tư tự lợi thì chúng ở đâu cũng muốn người khác thuận theo chúng, nếu như không thuận theo chúng thì chúng lập tức sẽ nổi nóng, sẽ rất bướng bỉnh. Khi trẻ nhỏ nổi nóng, khi trẻ nhỏ đưa ra những yêu cầu vô lý thì chúng ta phải nên làm thế nào? Giáo dục có câu nói vô cùng quan trọng, cũng vô cùng then chốt là thận trọng từ ban đầu, chính là khi trẻ nhỏ vừa bắt đầu phạm sai lầm thì phải lập tức chỉnh đốn chúng, lần sau chúng mới không dám làm càn nữa. Có đứa bé đi trên phố nhìn thấy đồ chơi thì muốn mua, không mua nó liền ở đó làm ầm ĩ lên. Bởi vì nơi đó có rất nhiều người nên người mẹ này cũng rất biết quan sát tình hình, ở đó dạy dỗ thì không phù hợp, đành phải mua đại thứ gì cho nó. Vừa về đến nhà thì giáo huấn cho nó một trận. Sự giáo huấn này là muốn cảnh tỉnh cho cậu bé, tuyệt đối không được sử dụng cảm xúc để uy hiếp cha mẹ, uy hiếp người lớn, loại thủ đoạn này tuyệt đối sẽ không đạt được mục đích. Sau này đứa bé lại đi đến siêu thị, nhìn thấy đồ chơi thì không dám đòi ầm ĩ lên nữa, đây là “thận trọng ngay từ đầu.

Phương pháp giáo dục phải khéo léo

Có bé gái nhường quả đào của mình cho em trai ăn, em trai rất hoan hỉ, bắt đầu ăn từng miếng từng miếng. Khi cậu em ăn được hơn nửa quả thì rốt cục cô bé không chịu nổi nữa, đột nhiên cướp lại trái đào. Mẹ của em không hề trách móc em ngay lúc đó mà gọi điện thoại báo cáo sự việc này cho thầy giáo. Bởi vì ở trên trường, sau khi học “Đệ Tử Quy” thì đúng là em học sinh này về nhà cũng lễ nhượng được quả đào, có thể nhường được một nửa thì không chịu nổi nữa. Đến trường thầy giáo cũng không chỉ trích em ngay ở đó mà thầy giáo chỉ giảng một câu chuyện.

Thời nhà Hán có hai anh em, người anh tên là Triệu Hiếu, người em tên là Triệu Lễ, anh em họ vô cùng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Thật không may, người em Triệu Lễ bị kẻ cướp bắt đi mất, bọn cướp dự định sẽ nấu thịt người em để ăn. Sau khi người anh biết được, đã chạy đến trước sơn trại, vừa nhìn thấy tính mạng người em đang nguy cấp thì đã đi thẳng tới mà nói rằng:

– Các ngươi không nên ăn thịt đệ đệ của ta, đệ đệ của ta vừa gầy vừa bệnh, ta lớn lại béo hơn, ăn ngon hơn, các người ăn thịt ta thì ngon hơn.

Người em lại lập tức hướng về phía trước, nói với toán cướp rằng:

– Ta bị các ngươi bắt được là do số mạng của ta, huynh của ta không có liên quan gì, ăn ta là được rồi.

Hai anh em cứ ở đó mà tranh nhau chết, tranh đến sau cùng hai anh em ôm nhau mà khóc. Toán cướp ở đó nhìn thấy thì rất cảm động, lập tức liền thả cả hai người. Sau khi Hoàng Đế biết được sự việc này, đã phong cho hai anh em này làm quan. Hoàng Đế làm như vậy có trí huệ không? Có trí huệ! Một là thúc đẩy phong khí anh thương em kính, hai là biết người có hiếu đễ thì nhất định sẽ yêu thương nhân dân, nhất định là người quan tốt.

Thầy giáo tiếp tục nói với đứa bé:

– Triệu Hiếu, Triệu Lễ ngay cả sinh mạng còn có thể vì anh em mà xả bỏ, chúng ta có thể vì một trái cây mà khiến cho anh em xảy ra xung đột hay không?

Lời nói không trực tiếp chỉ trích, đụng đến một chút thôi, nó cũng cảm thấy trong lòng rất xấu hổ rồi.

[1] Tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hĩ 「知所先後,則近道矣。」

[2] Tam thiên sủng ái ư nhất thân  三千寵愛於一身


MỤC LỤC TOÀN SÁCH

CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ