CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ

3. CON TRẺ LƯỜI BIẾNG THÌ PHẢI LÀM SAO?

Lười biếng là kết quả, nguyên nhân là ở đâu

Con trẻ từ nhỏ đều là rất hoạt bát, tại sao càng lớn lại càng lười biếng? Hiện nay rất nhiều phụ huynh đều nói với con cái:

– Chỉ cần  con học cho tốt, những việc khác đều không cần quản.

Một câu nói này có dạy được ra đứa con siêng năng chăm chỉ không? Không được! Rất nhiều người vợ đều oán trách chồng mình lười biếng không giúp làm việc nhà, “Tôi cũng đi làm cả ngày, tại sao việc gì trong nhà cũng đều là tôi làm?” Thế nhưng họ lại đang tạo dựng nỗi khổ của mình lên thân con trẻ sau này, bởi vì họ dạy con của mình cũng là nói như vậy: “việc gì con cũng không cần quản, học cho tốt là được rồi”. Kết quả con cái của họ về sau cũng rất lười biếng, lại khiến cho người phụ nữ khác khổ sở, cho nên “điều mình không muốn, chớ mang cho người”.

Khi con trẻ bắt chước người lớn làm việc thì phải cổ vũ chúng

Năng lực mạnh nhất của trẻ nhỏ là bắt chước. Khi cháu ngoại của tôi được hơn hai tuổi, có một lần mẹ của cháu đang lau bàn, đúng lúc lau được một nửa bàn thì có việc khác mà phải rời đi một chút, lúc này đứa bé chạy lại bắt đầu cầm chiếc giẻ lau bắt đầu lau bàn. Cha mẹ rất siêng năng cần cù thì con cái sẽ bắt chước các động tác của cha mẹ; nhưng cha mẹ siêng năng cần cù chưa chắc có thể dạy ra được con cái siêng năng cần cù, cũng phải dạy đúng phương pháp mới được. Thật ra cháu ngoại của tôi cũng không phải là lau bàn, nó chỉ là lau chơi chơi, muốn bắt chước mẹ mà thôi. Chị gái tôi quay trở lại thì nói với nó: 

– Tiểu Vĩ, đang còn nhỏ thế này mà đã biết giúp mẹ rồi, thật là hiếu thảo, đúng là một đứa con ngoan.

Nói câu này xong, đứa bé ngẩng đầu ưỡn ngực, lau lại càng mạnh hơn. Chị tôi tiếp tục lại nói với đứa bé:

– Tiểu Vĩ, lần tới con lau bàn nhất định phải nhớ, bốn góc cạnh bàn cũng phải lau đến, nếu như con ngay cả bốn cạnh bàn cũng lau sạch sẽ thì con lau bàn được vô cùng hoàn hảo, một trăm phần trăm!

Đứa bé này nhớ được điều gì? Nhớ được phương pháp làm việc, nhớ được làm người phải có tâm hiếu, cho nên nó đồng thời vừa biết Hiếu thảo vừa học làm việc.

Phải dạy trẻ nhỏ từ lúc nào? Một tuổi, hai tuổi đã có thể dạy, hơn nữa bất kỳ tình huống nào cũng có thể là một cơ hội để dạy dỗ chúng. Khi chúng dưỡng thành thói quen, từ nhỏ đã rất siêng năng thì chúng ta đã giúp cho con trẻ kiến lập được nền móng làm người làm việc vô cùng tốt. Trong quá trình dạy học, tôi thấy rất nhiều trẻ nhỏ trí óc đặc biệt tốt, giao việc cho chúng làm đặc biệt linh hoạt, thường trẻ nhỏ như vậy thì ở nhà đều rất chân thật giúp bố mẹ làm việc nhà, bởi vì khi kinh nghiệm làm việc của chúng càng phong phú thì trí óc của chúng càng được rèn luyện nhiều hơn.


MỤC LỤC TOÀN SÁCH

CHƯƠNG 4 - XỬ LÝ VẤN ĐỀ